Massan là ông trùm về ngành tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Từ các loại gia vị, mì gói, bữa ăn sáng đến từ thương hiệu đều trải rộng khắp mọi nơi. Nhắc đến Massan, mọi người ai ai cũng biết đến vị chủ tịch đứng đầu là ông Nguyễn Đăng Quang. Tuy nhiên, để có thể toàn tâm phát triển tập đoàn, ông còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ không nhỏ từ bóng hồng bên cạnh là bà Nguyễn Hoàng Yến. Hiện tại, bà không chỉ là vợ của chủ tịch tập đoàn mà còn là thành viên chủ chốt trong tập đoàn, đứng thứ 14 trong top những người giàu nhất.
Doanh nhân Nguyễn Hoàng Yến là ai?
Bà Nguyễn Hoàng Yến hiện là người giàu thứ 14 sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam tài sản gần 4,000 tỷ đồng nhờ vào việc sở hữu 42.415.234 cổ phiếu của Tập đoàn Masan.
Theo nhiều nguồn thì bà Yến sinh năm 1963, là vợ của Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập Đoàn Masan (MSM) là ông Nguyễn Đăng Quang. Bà từng là giảng viên trường Cao đẳng Kiểm sát từ năm 1987 đến năm 1990. Còn về thông tin học vấn, bà từng tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, chuyên ngành tiếng Nga.
Bà Yến và ông Quang từng khởi nghiệp ở Đông Âu và trở về Việt Nam thành lập và điều hành tập đoàn nghìn tỷ Masan. Và cũng nhờ sở hữu hơn 40 triệu cổ phiếu của tập đoàn này mà bà và chồng đều có khối tài sản kếch xù.
Bà còn được biết đến với vai trò là phu nhân của ông chủ Masan là ông Nguyễn Đăng Quang và vợ chồng bà là một trong top 5 đại gia giàu có nhất Việt Nam. Bà còn là thành viên chủ chốt trong bản quản trị của tập đoàn đa ngành này.
Nhắc đến tập đoàn Masan thì người ta có thể hình dung đến một hệ sinh thái kinh doanh không thua kém gì Vingroup. Hiện tại Masan là công ty mẹ của nhiều công ty ngành hàng và dịch vụ lớn như: Techcombank, TCBS, Masan Consumer, Masan Resources, Vinacafe Biên Hoà…
Ngày nay, hoạt động kinh doanh nổi bật nhất của Masan là ngành hàng tiêu dùng với các sản phẩm như nước tương, tương ớt, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng, nước uống đóng chai… Mặc dù Masan có nhiều công ty con nhưng tên bà Nguyễn Hoàng Yến lại là cổ đông tại Masan Group và Masan Consumer.
Tiểu sử của bà Nguyễn Hoàng Yến
Như đã đề cập thì bà Yến sinh năm 1963 và có nguyên quán tại Hà Nam. Hiện bà và chồng là ông Nguyễn Đăng Quang đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Vào năm 1990, trước những cơ hội mới sau khi kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa, bà đã từ bỏ công việc giảng dạy để cùng chồng gánh vác việc điều hành công ty. Vào năm 1993, bà nhận chức vụ đầu tiên của mình là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty nước uống Vĩnh Hảo. Sau đó, bà tiếp tục đảm nhận những vai trò cốt cán mới về mảng cà phê của tập đoàn tại công ty cà phê Biên Hoà.
Hiện tại, bà đang giữ ghế thành viên HĐQT của Masan Group và Masan Consumer với cương vị là Phó tổng giám đốc. Bà được bổ nhiệm vào vị trí thành viên HĐQT từ năm 2000.
Năm 2009, tập đoàn Mấn lần đầu tiên đưa 476 triệu cổ phiếu lên sàn (mã cổ phiếu là MSN) với mức giá là 36.000 đồng/cổ. Kết thúc ngày giao dịch thứ nhất kể từ khi lên sàn, giá MSN đã tăng lên đến 43.200 đồng/cổ và với việc sở hữu 5,323 cổ phiếu phiếu lúc bấy giờ, giá trị bà Yến sở hữu là 180 triệu đồng. (buy car ambient lighting) Tuy nhiên sau đó, tốc độ tăng trưởng của Masan vô cùng chóng mắt khi chỉ vào năm 2009 với lượng doanh thu là 4000 ngàn tỷ thì đến năm 2016, doanh thu đã chạm mức 2 tỷ đô la Mỹ. Và như vậy, sau 10 năm, giá trị cổ phiếu bà Nguyễn Hoàng Yến nắm giữ lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Chồng của bà là ông Nguyễn Đăng Quảng cũng lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ và được xếp hạng bởi Bloomberg.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyễn Văn Hà là ai? Tiểu sử, sự nghiệp Nguyễn Văn Hà mới nhất
Người ta thường nói rằng “Đằng sau người đàn ông thành công luôn có bóng dáng của một người phụ nữ”. Và câu nói này hoàn toàn đúng với vợ chồng bà Yến ông Quang. Bà không chỉ là điểm tựa cho chồng mà còn hỗ trợ chồng gánh vác nhiều vị trí quan trọng ở tập đoàn từ những ngày mới bắt đầu.
Nguyễn Hoàng Yến và các công ty được bà điều hành
Nắm trong tay tài sản nghìn tỷ nhờ vào việc sở hữu cổ phiếu của nhiều công ty thì sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến những công ty đang được bà Nguyễn Hoàng Yến điều hành.
Bà cùng chồng khởi nghiệp ở Đông Âu và sau này cho đến tận năm 2007, vợ chồng bà bắt đầu công việc kinh doanh nước mắm với nhà máy sản xuất nước mắm tại Phú Quốc.
Cũng kể từ giai đoạn này, bà có mặt trong ban quản trị của hầu hết các công ty con của tập đoàn Masan, trong đó có: Thành viên HĐQT của Masan Group, VinaCafe Biên Hoàn, Nước Khoáng Vĩnh Hảo, Masan Consumer, Masan Consumer Holding, Công ty TNHH Cát Trắng, CTY CP tảo Vĩnh Hảo và Masan Phú Quốc.
Như vậy, bài cùng chồng có mặt vào ban quản trị và điều hành một doanh trị có vốn hoá lên vài chục ngàn tỷ đồng và cũng là một trong những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Bà Yến và chồng mình là ông Nguyễn Đăng Quang là một trong những cặp vợ chồng quản lý các công ty nghìn tỷ, bên cạnh những cái tên khác như ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu của Vingroup, ông Trần Đình Long và bà Vũ Thị Hiền của tập đoàn Hòa Phát.
Bà Yến được đánh giá là người phụ nữ thành công khi có thể thực hiện các công việc kinh doanh cùng chồng, đặc biệt là những vị trí lớn trong một tập đoàn lớn như Masan và các công ty con khác.
Nhờ vào việc điều hành cũng như sở hữu cổ phần của những công ty trên, bà được xếp hạng là người giàu thứ 21 trong danh sách những người giàu có nhất Việt Nam.
Tuy có một khối tài sản kếch xù cũng như điều hành tập đoàn tỷ đô nhưng phu nhân của tập đoàn Masan khá kín tiếng về đời tư. Không có nhiều thông tin về việt bà Nguyễn Hoàng Yến có những món đồ xa hoa hay siêu xe chục tỷ. Thay vào đó, bà chọn cuộc sống bình lặng, ít xuất hiện trên báo chí.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ông Đoàn Ngọc Hải là ai? Tiểu sử, sự nghiệp của Đoàn Ngọc Hải
Mốc son sự nghiệp bà Nguyễn Hoàng Yến
Bà và chồng mình không thể thành công và giàu có chỉ sau một đêm. Thay vào đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Năm 1990, bà gia nhập Masan để giúp chồng quản lý công việc kinh doanh. Lúc này, ông Quang như hổ mọc thêm cánh nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của người vợ giỏi giang này.
Cũng kể từ đây, tập đoàn Masan của ông Quang tiếp tục phát triển lớn mạnh và trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam. Masan kinh doanh đa ngành hàng với những thương hiệu lớn như: Techcombank, TCBS, Masan Resources, Masan Consumer và Vina Cà phê Biên Hoà.
Sự nghiệp của bà đánh dấu kể từ năm 1990 khi bà tiếp nhận vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị công ty liên kết Vĩnh Hảo. Sau đó bà cũng giữ chức Phó tổng giám đốc công ty Hàng tiêu dùng Masan. Bà cùng chồng xây dựng một đế chế kinh doanh hàng tiêu dùng hùng mạnh với những sản phẩm để lại ấn tượng lớn trong hầu hết người Việt Nam là: Chinsu, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Vĩnh Hảo… ước tính thị phần của công ty Masan Consumer chiếm khoảng 74% thị trường.
Không dừng lại ở đó, họ đã xây dựng được giấc mơ đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới bằng cách xuất khẩu sản phẩm của công ty sang nhiều nước từ Á sang Âu.
Sự phát triển mạnh mẽ này của Masan khiến tập đoàn trở thành công ty tỷ đô và bà Yến cũng trở thành một trong những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Tài sản của bà đã đạt mốc gần 4000 nghìn tỷ đồng qua việc sở hữu khoảng 40 triệu cổ phiếu của Masan Group. Hy vọng với những thông tin chia sẻ của Doanh Nhân Online đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Để lại một bình luận