Lê Công Vinh là cái tên không còn quá xa lạ đối với những ai hâm mộ bóng đá Việt Nam, anh chính là người từng ghi bàn thắng lịch sử và mang về cho nước nhà chức vô định AFF Cup đầu tiên. Mặc dù đã giải nghệ nhưng hiện nay anh vẫn để lại một sự nghiệp ấn tượng với vô số giải thưởng tập thể và cá nhân. Sau đây, Doanh nhân online sẽ giới thiệu về tiểu sử Công Vinh nhằm giúp mọi người có cái nhìn rõ nét hơn về cựu cầu thủ này.
Công Vinh là ai?
Công Vinh được biết là một cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng tại Việt Nam chơi ở vị trí tiền đạo. Đồng thời, anh cũng là cầu thủ giữ nhiều kỷ lục ở Việt Nam mà cho đến hiện nay chưa có ai vượt qua. Chẳng hạn như: Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất và ghi bàn nhiều nhất cho đội tuyển Việt Nam, cầu thủ lọt vào danh sách “huyền thoại bóng đá Đông Nam Á”.
Thông tin chi tiết về tiểu sử Công Vinh
- Tên đầy đủ: Lê Công Vinh
- Ngày sinh: 10/12/1985 (37 tuổi)
- Quê quán: Nghệ An
- Nơi sống: Thành phố Hồ Chí Minh
- Chiều cao: 1m72
- Cân nặng: 69 kg
- Vị trí thi đấu: Tiền đạo
- Nghề nghiệp: Kinh doanh, Cựu cầu thủ bóng đá
>>> Có thể bạn quan tâm: Phan Văn Đức là ai? Tiểu sử, sự nghiệp Phan Văn Đức mới nhất
Cầu thủ Công Vinh tên thật là gì?
Công Vinh tên thật là Lê Công Vinh hay còn được gọi với biệt danh khác là CV9. Trong suốt sự nghiệp bóng đá đỉnh cao của mình, CV9 từng được 3 lần trao tặng danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam năm 2004, 2006 và 2007.
Cầu thủ CV9 sinh năm bao nhiêu?
CV9 sinh vào ngày 10/12/1985 tuổi Ất Sửu, mệnh Hải Trung Kim. Tính đến năm 2022 thì chàng cầu thủ 8X này đã được 37 tuổi.
Cầu thủ CV9 quê ở đâu?
CV9 sinh ra và lớn lên tại xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hiện tại, CV9 và gia đình đều đang sinh sống và làm việc ở TP. Hồ Chí Minh.
Gia cảnh của CV9 tại quê nhà
CV9 là người con trai duy nhất của ông Lê Công Duệ và bà Hồ Thị Tuệ. Anh có 2 người chị gái là Lê Thị Ngọc và Lê Thị Bích và cô em gái út tên Lê Khánh Chi. Gia đình CV9 từng trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn khi bố của anh bị tai nạn nghiêm trọng và mẹ phải đi làm xa. Sau này ông Lê Công Duệ từng bị tiền án và hoàn tất việc thụ án 8 năm tù giam lúc CV9 chỉ mới 13 tuổi.
Các chị em và bản thân CV9 đã trải qua tuổi thơ khá bất hạnh, chính vì vậy cậu bé xứ Nghệ khi ấy quyết tâm theo bóng đá với mong muốn đổi đời và phụ giúp gia đình. Lúc đây, Nghệ An có phong trào phát triển bóng đá cực mạnh và đây cũng là cái nôi của nhiều cầu thủ có tố chất bóng đá nổi tiếng. Cũng như bao đứa trẻ ở các vùng quê nghèo, CV9 cũng xem bóng đá như một cách đổi đời cho cuộc sống của mình.
Sự nghiệp của Công Vinh
Thi đấu cho tuyển trẻ Nghệ An
Năm 14 tuổi, CV9 quyết định thi vào tuyển trẻ Nghệ An và được xếp vị trí gần chót trong số 25 cầu thủ qua vòng tuyển chọn. Khi bắt đầu luyện tập bóng đá, cầu thủ trẻ quê Quỳnh Lưu được đánh giá là không có nhiều tố chất.
Sau này, do các đồng đội cũ từ bỏ hết, nên chỉ có 3 người là Lê Công Vinh, Trần Đức Cường và Nguyễn Hồng Tiến kiên trì trụ lại. Nên may mắn cả ba được đôn lên tập cùng đội trẻ chính thức của câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An (SLNA), cùng lứa với Phạm Văn Quyến và Phan Như Thuật.
Đến năm 18 tuổi, anh giúp đội tuyển U18 SLNA đoạt ngôi vô địch giải U18 toàn quốc. Năm 2003, CV9 trở thành vua phá lưới, giúp đội tuyển U21, SLNA vào trận chung kết giải U21 quốc gia. Cùng năm đó, CV9 cũng là vua phá lưới của giải giao hữu JVC Cup.
Đến tháng 2/2004. Công Vinh lần đầu tiên ghi bàn ở V-League vào lưới đội tuyển Đồng Tháp. Khi đó, anh nhận được danh hiệu “Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm” của làng bóng đá Việt Nam và bắt đầu được nhiều CLB tại V-League để chú ý tới.
Đến năm 2006 và 2007, CV9 trở thành chân sút số 1 tại hàng công của CLB SLNA và cả đội tuyển sau khi cầu thủ Văn Quyến vướng vào lao lý vì sự kiện bán độ. Đây có thể được xem là 2 năm “đỉnh cao” của cầu thủ CV9 khi liên tiếp giành 2 Quả bóng vàng Việt Nam.
Công Vinh chuyển tới Hà Nội T&T
CV9 chính thức ký hợp đồng với T&T Hà Nội với khoản tiền chuyển nhượng kỉ lục là 8 tỉ đồng, lúc đó chỉ là năm 2008. Ở T&T Hà Nội, anh nhận mức lương 40 triệu đồng một tháng tương đương với 140 triệu đồng tính theo tỷ giá vàng ở hiện tại.
Bên cạnh đó, Hà Nội T&T cũng phải chịu thêm khoản phí đào tạo với số tiền 500 triệu đồng cho Sông Lam Nghệ An. Đây có thể xem là năm đánh dấu cột mốc đối với CV9 khi anh đã ghi bàn quyết định vào lưới đội tuyển Thái Lan, lần đầu tiên mang về giải vô địch AFF Cup trong lịch sử bóng đá Việt Nam.
CV9 chuyển tới Hà Nội ACB
Năm 2011, CV9 tiếp tục điều chuyển tới một CLB khác là Hà Nội ACB của bầu Kiên. Trong trận đấu gặp Thanh Hóa vào tháng 03/2012, CV9 lần đầu tiên được đeo băng đội trưởng của câu lạc bộ. Đáng tiếc là sau khi bầu Kiên bị bắt giam, Hà Nội ACB cũng bị tan rã khiến sự nghiệp của CV9 đứng trước đầy khó khăn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyễn Công Phượng là ai? Tiểu sử & sự nghiệp của Công Phượng
Đời tư của Công Vinh
Vợ Công Vinh là ai?
Hiện tại vợ của cầu thủ CV9 là ca sĩ Thủy Tiên, sinh năm 1985 quê tại Rạch Giá, Kiên Giang, sinh ra trong một gia đình người Việt gốc Hoa. Cô tên thật là Trần Thị Thủy Tiên và với vai trò ca sĩ, diễn viên cô có sự nghiệp khá thành công trong làng giải trí. Những ca khúc đáng nhớ nhất của Thủy Tiên là Ngôi nhà hạnh phúc và Giấc mơ tuyết trắng. Ngoài ra cô còn góp mặt trong các phim nổi tiếng nhất là: Vừa đi vừa khóc, Nụ hôn thần chết, Đẹp từng centimet,…
Con gái của Công Vinh là ai?
Con gái CV9 là bé Lê Trần Diễm Quỳnh, sinh năm 2013 năm nay 9 tuổi và tên ở nhà được gọi là Bánh Gạo. Cô bé chưa từng lộ mặt trước truyền thông bởi cả CV9 và Thủy Tiên đều muốn giữ kín diện mạo con gái trước giới truyền thông và người hâm mộ.
Những sự kiện ồn ào nhất của Lê Công Vinh và gia đình
Vào thời điểm tháng 6/2021, CV9 bất ngờ xuất hiện trên video quảng cáo cho một ứng dụng “xem bóng đá” trực tuyến nhưng hóa ra lại là một ứng dụng trá hình cá cược trái pháp luật. Sau khi bị cộng đồng mạng chỉ trích trước vấn đề trên, CV9 phải ra mặt xin lỗi, thừa nhận bên quảng cáo sử dụng hình ảnh sai mục đích và rút khỏi toàn bộ quảng cáo trên.
Tháng 8/2021, CV9 và Thủy Tiên vướng vào sự kiện dậy sóng trên cộng đồng mạng khi bị CEO Nguyễn Phương Hằng tố ăn chặn tiền từ thiện. Đồng thời có hành vi gian lận về tổng số tiền nhận được từ cộng đồng mạng quyên góp.
Theo lời bà Hằng, số tiền từ thiện vợ chồng Thủy Tiên nhận được lên tới 320 tỷ chứ không phải chỉ là gần 200 tỷ như công bố trước công chúng. Cho đến nay, vụ việc vẫn chưa đến hồi kết và hiện đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng cũng như giới truyền thông.
Trên đây là toàn bộ thông tin tiểu sử về tên thật, quê quán, đời tư và các sự kiện nổi bật của cầu thủ Công Vinh mà doanhnhanonline.com.vn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng những thông tin này có thể mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích.
Trả lời